Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Bí quyết vượt qua những nỗi sợ hãi – Sợ nghèo đói





Hôm nay tôi ngồi nghĩ về những nỗi sợ hãi đang kéo đến với mình trong thời gian này và chợt nhớ lại những gì mình đọc được về “nỗi sợ hãi cơ bản của con người” trong cuốn sách Think & Grow rich của Napoleon Hill.
Ông phân tích rất chi tiết về sáu nỗi sợ hãi lớn nhất, chúng là gốc rễ của hàng trăm thậm chí hàng nghìn nỗi sợ hãi kéo theo khác. Tôi tin chắc rằng mỗi người trong chúng ta đều đã và đang có ít nhất một nỗi sợ hãi nào đó! Bạn có dám chắc rằng mình không sợ điều gì chứ? Nếu chắc chắn hãy cùng tôi đọc những phân tích cụ thể và ví dụ sau và nếu vô tình bạn có sợ cả 6 điều này thì cũng đừng lo lắng, tôi cũng sẽ trích dẫn kèm theo cả cách mà Napoleon Hill dạy chúng ta vượt qua tất cả những nỗi sợ hãi này.


6 nỗi sợ hãi cơ bản
Có sáu nỗi sợ hãi cơ bản và vài kiểu kết hợp giữa chúng, mỗi chúng ta đều có cơ hội biết và ràng buộc với chúng một hoặc nhiều lần trong đời. Hầu hết mọi người đều may mắn không phải đương đầu với tất cả sáu nỗi sợ hãi này. Tôi liệt kê ra đây theo trình tự phổ biến của chúng:
1.      Nỗi sợ nghèo đói
2.      Nỗi sợ bị chỉ trích
3.      Nỗi sợ ốm đau, bệnh tật
4.      Nỗi sợ mất đi tình yêu thương của người khác
5.      Nỗi sợ tuổi già
6.      Nỗi sợ chết

Tất cả các loại sợ hãi không quan trọng khác chỉ là những biến thể của một trong các nỗi sợ hãi cơ bản trên.
Sự sợ hãi chẳng qua chỉ là một trạng thái tinh thần. Và trạng thái tin thần “lại nằm trong tầm kiểm soát và định hướng của bạn”. Tạo hóa đã ban cho con người quyền kiểm soát tuyệt đối mội thứ duy nhất – đó là tư tưởng. Thực tế này gắn với một thực tế nữa là mọi thứ do con người tạo ra đều bắt đầu từ một xung lực ý nghĩ, từ một ý tưởng -  điều đó sẽ dẫn bạn tiếp cận gần với nguyên tắc làm chủ nỗi sợ hãi.



Nỗi sợ đầu tiên: Sợ nghèo đói
Giữa nghèo đói và giàu có thì không có thỏa hiệp. Con đường dẫn tới nghèo đói và giàu có luôn ngược chiều nhau. Nếu bạn luôn mong muốn giàu có, bạn không được phép chấp nhận cảnh đói nghèo hay tất cả những gì dẫn đến đói nghèo. (Ở đây, chúng tôi dùng từ “giàu có" với ý nghĩa bao hàm rộng lớn là giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần).

Nỗi sợ hãi này phá hoạt lý trí, hủy hoạt trí tưởng tượng, giết chết sự tự tin, bào mòn nguồn cảm hứng, làm lu mờ mục tiêu, khuyến khích sự chậm trễ, xóa bỏ sự nhiệt tình, cướp đi khả năng tự kiểm soát của bạn. Nó khiến cho con người không có khả năng thuyết phục, tư duy hết rõ ràng, không thể tập trung nỗ lực, đánh mất tính kiên định, biến sức mạnh thành sự bất lực, hủy hoại mọi mong muốn, tham vọng, giảm trí nhớ, tăng độ rủi ro. Nó còn giết chết tình yêu, hủy hoại tình banjm luôn khiến bạn cảm thấy bất an, mất ngủ, buồn bã, tuyệt vọng, đau khổ và không hạnh phúc… Và những điều thường xuyên xảy ra bất chấp một chân lý hiển nhiên là chúng ta đang sống trong một thế giới luôn có thừa mọi thứ mà bạn mong muốn. Không hề có một vật cản nào đứng chắn giữa bạn và khát vọng của bạn ngoài việc thiếu một mục đích rõ ràng.

Các dấu hiệu của nỗi sợ nghèo đói
Lãnh đạm: nhìn chung là thiếu tham vọng, sẵn sàng chấp nhận số phận nghèo đói, không có ý thức hay thái độ đấu tranh với số phận, lười suy nghĩ, lười vận động dẫn đến việc thiếu sáng kiến, không đủ niềm cảm hứng, thiếu trí tưởng tượng, tính tự chủ.

Thiếu kiên quyết: Có thói quen để người khác suy nghĩ hoặc quyết định thay mình còn bản thân thì ngồi chờ kết quả.

Biện hộ: luôn đưa ra những chứng cớ và lý do để che đậy và biện hộ cho những thất bại của mình, đôi khi sự e ngại thể hiện qua lòng ghen tức trước thành công của những người khác, tìm cách phê phán chê bai họ.

Lo âu: thường thể hiện bằng việc bới lông tìm vết ở người hác, chi tiêu vượt quá mức thu nhập, không để ý đến vẻ bề ngoài của mình, thường tỏ ra khó chịu, cau có, uống rượu bia không kiềm chế, sử dụng ma túy, lo lắng thiếu cân bằng, mất bình tĩnh, không tự tin vào bản thân.

Quá thận trọng: thường chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của sự việc, thường nghĩ và nói về những thất bại có thể xảy rat hay vì tập trung suy nghĩ để tìm ra cách có được kết quả như mong muốn, luôn biết rõ mọi con đường dẫn đến thất bại nhưng lại không bao giờ tìm kiếm kế hoạch tránh thất bại, có thói quen chờ đợi “thời cơ tới” để bắt đầu nhưng thời cơ ấy không bao giờ tới, rồi việc chờ đợi này trở thành thói quen cố hữu; thường nghĩ về những kẻ không may thay vì tìm hiểu những người thành công, bi quan dẫn đến việc không lĩnh hội, không thải được những thứ cặn bã ra khỏi đầu óc để rồi bị nhiễm độc, rối loạn hô hấp và dễ mắc các thứ bệnh.

Do dự: khất lần công việc sang hôm sau trong khi nên làm việc đó từ năm trước, thường dày công để nghĩ ra những lý do biện hộ cho việc đã làm sai thay vì bắt tay vào làm việc. Dấu hiệu này rất giống với sự thận trọng quá mức, e ngại và lo âu dẫn đến việc luôn trốn tránh, bằng lòng chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống thay vì khắc phục; mặc cả từng đồng với cuộc đời thay vì mưu cầu sự giàu có, thành công sung túc lẫn hạnh phúc; lập kế hoạch chi tiết cho mọi thứ khi thất bại xảy ra thay vì ngăn chặn mọi đường rút lui; luôn tỏ ra yếu đuối và thiếu tự tin, không có mục tiêu cụ thể, không biết cách tự kiềm chế, thiếu kiểm soát, thiếu sáng kiến, thiếu nguồn cảm hứng, thiếu tham vọng, thiếu cần kiệm và khả năng xử lý cân nhắc một cách hợp lý; trông đợi sự nghèo khổ thay vì mưu cầu sự giàu có, thích kết bạn với những kẻ chấp nhận nghèo hèn thay vì làm bạn với những người thành công và giàu có.
Kết thúc những phân tích, dấu hiệu của nỗi sợ nghèo đói, vậy bạn có sợ nghèo đói không? Nếu không sợ nghèo đói thì hãy đến với nỗi sợ thứ 2: “Sợ bị chỉ trích” ở phần tiếp theo.

"Không nói đâu, ngại lắm!"


Nỗi sợ bị chỉ trích
Con người không nói được chính xác nỗi sợ này bắt nguồn từ đâu, nhưng nó luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Nỗi sợ hãi bị chỉ trích đã giết chết sáng tạo, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế cá tính, khiến con người mất tự tin và hàng trăm kiểu thiệt hại khác nữa. Và những người hay chỉ trích nhất lại chính là người thân trong gia đình của chúng ta… (Còn tiếp)